Trăng ơi… từ đâu đến?
Hay biển xanh diệu kì
Trăng tròn như mắt cá
Chẳng bao giờ chớp mi.”
Đáp án đúng: các từ cần điền vào chỗ trống là: rừng xa, quả chín, trước nhà, biển xanh, mắt cá, chớp mi.
Câu 2: Con hãy kéo thả từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn thơ sau:
Cuội mẹ ru quả bóng sân chơi đá
Trăng ơi… từ đâu đến?
Hay từ một________
Trăng bay như_______
Bạn nào___lên trời.
Trăng ơi …. từ đâu đến?
Hay từ lời____
Thương___không được học
Hú gọi trâu đến giờ!
Đáp án:
“Trăng ơi… từ đâu đến?
Hay từ một sân chơi
Trăng bay như quả bóng
Bạn nào đá lên trời.
Trăng ơi …. từ đâu đến?
Hay từ lời mẹ ru
Thương Cuội không được học
Hú gọi trâu đến giờ!”
Đáp án đúng:
Các từ cần điền vào chỗ trống là: sân chơi, quả bóng, đá, mẹ ru, Cuội.
Câu 3: Hoàn chỉnh đoạn thơ sau:
đất nước em đường hành quân khắp mọi miền
chú bộ đội vàng
Trăng ơi… từ đâu đến?
Hay từ______
Trăng soi_____
Và soi____góc sân.
Trăng từ đâu… từ đâu?
Trăng đi______
Trăng ơi, có nơi nào
Sáng hơn_____
Đáp án:
“Trăng ơi… từ đâu đến?
Hay từ đường hành quân
Trăng soi chú bộ đội
Và soi vàng góc sân.
Trăng từ đâu… từ đâu?
Trăng đi khắp mọi miền
Trăng ơi, có nơi nào
Sáng hơn đất nước em…”
Đáp án đúng:
Các từ cần điền vào chỗ trống đó là: đường hành quân, chú bộ đội, vàng, khắp mọi miền, đất nước em.
Câu 4: Trong hai khổ thơ đầu, trăng được so sánh với cái gì?
Trăng hồng như quả chín
Trăng tròn như quả bóng
Trăng tròn như mắt cá
Trăng tròn như mắt bé
Trăng bay như bóng bay
Đáp án:
“Trăng hồng như quả chín/ Lửng lơ lên trước nhà”
“Trăng tròn như mắt cá/Chẳng bao giờ chớp mi”
Trong hai khổ thơ đầu, trăng được so sánh với “quả chín” và “mắt cá”
Đáp án đúng: Đánh dấu vào ô số 1, 3
Câu 5: Tác giả nghĩ trăng đến từ cánh rừng xa là vì trăng hồng giống như quả chín treo lơ lửng trên mái nhà. Tác giả nghĩ trăng đến từ biển xanh vì trăng giống như mắt cá không bao giờ chớp mi.
Theo con, nhận định trên đúng hay sai?
Đáp án:
Tác giả nghĩ trăng đến từ cánh rừng xa là vì trăng hồng giống như quả chín treo lơ lửng trên mái nhà. Tác giả nghĩ trăng đến từ biển xanh vì trăng giống như mắt cá không bao giờ chớp mi.
Nhận định trên là đúng
Đáp án đúng: A. Đúng
“Trăng ơi…từ đâu đến” (Trần Đăng Khoa) là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, thể hiện trí tưởng tượng ngây thơ của trẻ nhỏ. Tác phẩm giúp học sinh cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên và nuôi dưỡng tâm hồn qua từng vần thơ.
>>> Tham khảo bài viết liên quan:
Lời giải Tập đọc - Ê-mi-li, con… (Tố Hữu) Tiếng Việt lớp 5
Trắc nghiệm Tập đọc - Những cánh buồm (Hoàng Trung Thông)
Hướng dẫn giải Hạt gạo làng ta Tiếng Việt lớp 5 trang 17, 18
Trắc nghiệm Tập đọc - Bài ca Trái đất (Định Hải) lớp 5
Lời giải Tiếng Việt lớp 5 Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà trang 122, 123
“Trăng ơi…từ đâu đến” không chỉ đơn thuần là một bài thơ thiếu nhi, mà là một tác phẩm nghệ thuật giàu cảm xúc, mang đậm phong cách thơ Trần Đăng Khoa. Qua ánh trăng, ta thấy cả một tâm hồn thơ dại, thuần khiết và thấm đẫm tình yêu với thế giới.
Bình Luận