logo mobile website Inminhkhoi.com

Lời giải Tập đọc - Ê-mi-li, con… (Tố Hữu) Tiếng Việt lớp 5

Gia Huy - 24 Tháng 4, 2025

Mỗi bài thơ của Tố Hữu đều chứa đựng những cảm xúc sâu sắc về cuộc sống, tình yêu và lòng hiếu thảo. Bài thơ Ê-mi-li, con … (Tố Hữu) không chỉ phản ánh tình cảm cha mẹ dành cho con cái mà còn là lời nhắn nhủ về tình yêu vô điều kiện.

Ê – mi – ly, con … (trích)

Ngày 2-11-1965, một công dân Mĩ tên là Mo-ri-xơn đã tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của chính quyền Mĩ ở Việt Nam. Xúc động trước hành động của anh, nhà thơ Tố Hữu viết bài thơ Ê-mi-li, con … Bài thơ gợi lại hình ảnh Mo-ri-xơn bế con gái là bé Ê-mi-li 18 tháng tuổi đến trụ sở Bộ Quốc Phòng Mĩ, nơi anh tự thiêu vì hòa bình ở Việt Nam.

Ê – mi – li, con đi cùng cha

Sau khôn lớn, con thuộc đường, khỏi lạc …

– Đi đâu cha?

– Ra bờ sông Pô – tô – mác

– Xem gì cha?

– Không, con ơi, chỉ có Lầu Ngũ Giác.

Giôn – xơn! Tội ác bay chồng chất

Nhân danh ai

Bay mang những B52

Những napan, hơi độc

Đến Việt Nam

Để đốt những nhà thương, trường học

Giết những con người chỉ biết yêu thương

Giết những trẻ em chỉ biết đến trường

Giết những đồng xanh bốn mùa hoa lá

Và giết cả những dòng sông của thơ ca nhạc họa?

Ê – mi – li con ôi! Trời sắp tối rồi…

Cha không bế con về được nữa!

Khi đã sáng bùng lên ngọn lửa

Đêm nay mẹ đến tìm con

Con sẽ ôm lấy mẹ mà hôn

Cho cha nhé

Và con sẽ nói giùm với mẹ:

Cha vui đi, xin mẹ đừng buồn!

Oa – sinh – tơn

Buổi hoàng hôn

Ôi những linh hồn

Còn, mất?

Đã đến phút lòng ta sáng nhất!

Ta đốt thân ta, cho ngọn lửa sáng lòa

Sự thật.

TỐ HỮU

Lầu Ngũ Giác (Lầu Năm Góc): toà nhà hình 5 góc, trụ sở Bộ Quốc Phòng Mĩ.

Giôn-xơn: tổng thống Mĩ từ năm 1963 đến năm 1968

Nhân danh: lấy danh nghĩa để làm một việc gì đó.

B.52: máy bay ném bom khổng lồ của Mĩ.

Na pan: bom dùng chất xăng đặc để gây cháy, bỏng.

Oa-sinh-tơn: thủ đô của nước Mĩ.

Nội dung chính Ê-mi-li, con

Đoạn trích bài thơ nói về câu chuyện người công dân Mĩ Mo-ri-xon đã tự thiêu để phản đối chính quyền Mĩ xâm lược Việt Nam. Đoạn trích lên án chiến tranh, ca ngợi hòa bình, chân lí, và là tình cảm xúc động nhà thơ dành cho Mo-ri-xon.

Bố cục bài Ê-mi-li, con

Bài thơ được chia thành 4 khổ:

Khổ 1: lời chú Mo-ri-xơn nói với con

Khổ 2: lời chú Mo-ri-xơn lên án tội ác của chính quyền Giôn-xơn

Khổ 3: lời chú Mo-ri-xơn nhắn nhủ, từ biệt vợ con

Khổ 4: mong ước của chú Mo-ri-xơn thức tỉnh lương tâm nhân loại

Câu 1 (trang 50 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Đọc diễn cảm khổ thơ đầu để thể hiện tâm trạng của chú Mo-ri-xơn và bé Ê-mi-li.

Trả lời:

Học sinh đọc bằng giọng trang nghiêm, kìm nén xúc động đới với lời của chú Mo-ri-xơn và bằng giọng ngây thơ, hồn nhiên đối với bé Ê-mi-li.

Câu 2 (trang 50 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Vì sao chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến xâm lược của chính quyền Mĩ ?

Trả lời:

Chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến xâm lược của chính quyền Mĩ vì đó là cuộc chiến tranh phi nghĩa : Đem bom B52, bom napan, hơi độc đến Việt Nam để đốt nhà thương, trường học, giết những con người chỉ biết yêu thương, giết những trẻ em chỉ biết đến trường, giết những đồng xanh bốn màu hoa lá, giết những dòng sông của thơ ca và nhạc họa.

Câu 3 (trang 50 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Chú Mo-ri-xơn nói với con điều gì khi từ biệt ?

Trả lời:

Chú Mo-ri-xơn nói với bé Ê-mi-li rằng trời sắp tối rồi nhung chú không thể bế em về được nữa, chú dặn Ê-mi-li hãy hôn mẹ bé thay chú và nói với mẹ rằng: “Cha đi vui, xin mẹ đừng buồn”. Chú muốn động viên vợ con hãy bớt đau buồn bởi chú ra đi vì lẽ phải, vì chính nghĩa.

Câu 4 (trang 50 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Em có suy nghĩ gì về hành động của chú Mo-ri-xơn ?

Trả lời:

Chú Mo-ri-xơn tự thiêu để phản đối chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mĩ, em rất khâm phục trước tình cảm và hành động dũng cảm đó. Hành động của chú như một lời kêu gọi, như ngọn lửa đốt lên thức tỉnh lương tâm mọi người, làm cho mọi người nhận ra bản chất tàn bạo của chiến tranh.

Câu 5 (trang 50 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Học thuộc lòng khổ thơ 3 và 4.

Trả lời:

Học sinh tự học.

Trắc nghiệm Tập đọc: Ê-mi-li, con…

Câu 1: Nối từ ngữ trong cột bên trái với phần giải thích tương ứng ở cột bên phải:

Lời giải: 

– Lầu Ngũ Giác (Lầu Năm Góc): Tòa nhà hình 5 góc, trụ sở Bộ Quốc Phòng Mĩ.

– Giôn-xơn: Tổng thống Mĩ từ năm 1963 đến năm 1968

– Nhân danh: Lấy danh nghĩa để làm một việc gì đó

– B.52: Máy bay ném bom khổng lồ của Mĩ

– Na pan: Bom dùng chất xăng đặc để gây cháy, bỏng,…

– Oa-sinh-tơn: Thủ đô Mĩ

Câu 2: Bài thơ là lời của chú công dân Mĩ Mo-ri-xơn nói với ai?

  1. Người vợ tên là Ê-mi-li và con gái 18 tháng tuổi.
  2. Người mẹ tên là Ê-mi-li và con gái 18 tháng tuổi.
  3. Con gái 18 tháng tuổi tên là Ê-mi-li.
  4. Con trai 18 tháng tuổi tên là Ê-mi-li.

Lời giải: 

Bài thơ là lời của chú công dân Mĩ Mo-ri-xơn nói với con gái 18 tháng tuổi tên là Ê-mi-li.

Chọn đáp án: C

Câu 3: Lý do vì sao nhà thơ Tố Hữu viết bài thơ Ê-mi-li, con…?

  1. Vì nhà thơ Tố Hữu xúc động trước hành động tự thiêu để phản đối chiến tranh tại Việt Nam của một công dân Mĩ.
  2. Vì nhà thơ Tố Hữu xúc động trước hành động biểu tình chống chiến tranh tại Việt Nam của một công dân Mĩ.
  3. Vì nhà thơ Tố Hữu nằm mơ thấy câu chuyện đó nên có cảm xúc viết thành thơ.
  4. Vì Ê-mi-li là con gái của anh công dân Mĩ đã tự thiêu để phản đối chiến tranh kia nhờ nhà thơ Tố Hữu viết.

Lời giải: 

Nhà thơ Tố Hữu viết bài thơ Ê-mi-li, con… vì nhà thơ Tố Hữu xúc động trước hành động tự thiêu để phản đối chiến tranh tại Việt Nam của một công dân Mĩ.

Chọn đáp án: A

Câu 4: Vì sao chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến tranh xâm lược của chính quyền Mĩ?

☐ Mang B.52, Napan đến Việt Nam để đốt nhà thương, trường học.

☐ Giết trẻ em

☐ Giết những đồng xanh bốn mùa hoa cỏ

☐ Cướp bóc của cải của nhân dân Việt Nam rồi đem về nước

☐ Bắt cóc phụ nữ và trẻ em Việt Nam rồi đem về nước làm nô lệ.

☐ Giết cả những dòng sông của thơ ca nhạc họa.

Lời giải: 

Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến tranh xâm lược của chính quyền Mỹ vì:

– Mang B.52, Na pan đến Việt Nam để đốt nhà thương, trường học.

– Giết trẻ em

– Giết những đồng xanh bốn mùa hoa cỏ

– Giết cả những dòng sông của thơ ca nhạc họa.

Câu 5: Điền từ vào chỗ trống để hoàn thành đoạn thơ sau:

“Ê-mi-li con tôi!

Trời sắp tối rồi

Cha không bế con về được nữa!

Khi đã …… lên

Đêm nay mẹ sẽ đến tìm con

Con sẽ …… mà hôn

Cho cha nhé

Và con sẽ nói giùm với mẹ:

Cha ……, xin mẹ ……..!

Lời giải: 

“Ê-mi-li con tôi!

Trời sắp tối rồi

Cha không bế con về được nữa!

Khi đã sáng bùng lên ngọn lửa

Đêm nay mẹ sẽ đến tìm con

Con sẽ ôm lấy mẹ mà hôn

Cho cha nhé

Và con sẽ nói giùm với mẹ:

Cha đi vui, xin mẹ đừng buồn!

“Ê-mi-li, con …” là lời gọi tha thiết trong bài thơ, thể hiện nỗi đau và ý chí bất khuất. Tác phẩm khắc họa sâu sắc tình yêu nước và tinh thần chiến đấu kiên cường. Nội dung bài viết phân tích ý nghĩa, nghệ thuật và thông điệp của tác phẩm.

>>> Khám phá ngay nội dung này: 

Bài thơ Cao Bằng lớp 5 (Trúc Thông) và vẻ đẹp non nước

Bầm ơi (Tố Hữu) – Tiếng Việt lớp 5 và tình mẹ bất tận

Nội dung và trắc nghiệm bài thơ Hành trình của bầy ong

Lời giải bài tập chính tả - Cánh cam lạc mẹ (Ngân Vịnh)

Lời giải bài tập Tập đọc - “Chú đi tuần” tiếng Việt lớp 5

Bài thơ Ê-mi-li, con … (Tố Hữu) không chỉ mang đến cảm xúc ngọt ngào về tình yêu gia đình mà còn khiến người đọc suy ngẫm về giá trị của tình yêu trong cuộc sống. Mỗi câu thơ như một bài học về lòng hiếu thảo, sự tôn trọng và yêu thương.

Bình Luận