Đêm ấy, trời nổi giông bão, dân thấy đình bay lên không trung, vượt sông theo tiếng truyền lệnh của ông Dọng. Ông ngồi trên chiếc nón lá, bơi theo đình sang làng Đa-hòa, điều khiển hạ đình xuống đúng nền đã chuẩn bị từ trước. Chỉ có một hòn đá tảng bị rơi khi vượt sông.
Hôm sau, dân làng Vạn-phước phát hiện đình mất, kéo nhau đi kiện ông Dọng. Quan huyện gọi ông đến hỏi tội, ông khéo léo chứng minh rằng đình đã dựng từ lâu, bằng cách chỉ vào những cây bìm bìm mọc phủ cả nóc đình, trong khi nền đình cũ ở Vạn-phước mới chỉ mọc cải non. Quan về khám thực tế, xử ông thắng kiện.
Cuối cùng, bọn phú thương đã đánh ông trước đó bị làng Vạn-phước bắt đền lại một cái đình khác. Còn đình làng Đa-hòa từ đó tồn tại đến nay, vẫn còn một cột cái treo lơ lửng vì thiếu mất hòn đá tảng bị rơi lúc vượt sông.
Câu chuyện về đình làng Đa Hòa không chỉ giúp ta hiểu thêm về nguồn gốc một di tích văn hóa, mà còn nhắc nhở thế hệ sau phải luôn trân trọng công lao của người đi trước. Đó là nét đẹp muôn đời của dân tộc Việt Nam ta.
Khám phá thêm:
Tóm tắt truyện cổ tích Việt Nam - Nguyễn Khoa Đăng hay nhất
Tóm tắt truyện cổ tích Việt Nam - Sự tích ông Bình Vôi
Bình Luận