Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Hôm nay là ngày … tháng … năm …
Tính chủ tôi tên …, tuổi …
Hôm nay, tôi sắm mâm lễ vật này gồm có: … (liệt kê tất cả). Kính thỉnh kính mời đất đai dương trạch, Thần Hoàng Thổ Địa, Bà cậu, Bà Chúa xứ cai quản khu vực này theo mồ lạc mã khuất mày khuất mặt, binh tôm tướng cá về đây hưởng lễ vật. Phù hộ độ trì cho bà con cô bác nơi đây cùng với miếng đất nuôi tôm của tôi có nhiều tôm, nhiều cá, nhiều cua, giúp tôi bán lấy tiền trang trải cuộc sống gia đình. Mong các ngài hưởng lễ vật, gia hộ độ trì cho bà con nơi đây cùng gia đình tôi đạt cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Gia chủ cần lưu ý cầu khấn cho bà con trước, sau mới đến gia đình mình. Như vậy thì văn khấn mới có nghĩa và được chứng giám.
Cách cúng vái thả tôm chuẩn chỉnh rất đơn giản, bao gồm các bước sau:
Tìm hiểu thêm về những vấn đề liên quan đến lễ cúng và văn khấn cúng vuông tôm giúp bạn biết cách làm lễ chính xác nhất.
Nên cúng vuông tôm khi nào?
Gia chủ có thể khấn vái vào bất kỳ thời điểm nào trong tháng. Thông thường, người dân sẽ làm lễ trước lúc thả giống hoặc sau khi thu hoạch vụ mùa.
Cúng vuông tôm dịp Tết là vào khi nào?
Vào dịp Tết, mỗi gia đình tại Đồng bằng sông Cửu Long sẽ tổ chức lễ cúng vuông vào ngày 25 tháng Chạp âm lịch.
Gia đình gặp gia cảnh khó khăn có cúng tôm được không?
Gia đình nào cũng có thể làm lễ cúng vuông. Tùy vào hoàn cảnh mà lễ vật sẽ được chuẩn bị khác nhau.
>>> Khám phá ngay:
Hướng dẫn văn khấn trước khi đi xem bói chuẩn phong tục
Hướng dẫn văn khấn cúng chuồng trại đúng phong tục
Văn khấn cúng vuông tôm không chỉ là một nghi thức truyền thống mà còn thể hiện sự kính trọng và mong muốn tốt đẹp cho gia đình. Thực hiện lễ cúng đúng cách giúp gia chủ đón nhận tài lộc và bình an. Hãy nhớ chuẩn bị mâm lễ và văn khấn cẩn thận để lễ cúng đạt hiệu quả tốt nhất.
Bình Luận