Còn người chủ ngậm ngải vào rừng, nhưng không tìm thấy trầm, lại lạc đường. Ngải gần hết, cơ thể dần biến dạng, cuối cùng hóa thành hổ xám – đúng như lời nguyền của ngải luyện.
Vợ con ở nhà mỏi mòn chờ đợi, nước mắt hai mẹ con rơi xuống xói đất thành suối, cuối cùng hóa đá cùng những con vật thân thuộc (chó, gà), đồ dùng như cối xay, chày, chổi…. Tất cả hóa thành cụm đá Mẫu Tử.
Nhiều năm sau, con hổ xám tìm được đường về, thấy bóng dáng gia đình cũ, nó mừng rỡ chạy đến. Nhưng khi nhận ra tất cả đã hóa đá, nó gào thét đau đớn rồi biến mất vào rừng sâu, mang theo nỗi ân hận muộn màng.
Ngày nay, ở Khánh Hòa vẫn còn núi Mẫu Tử, với hai tảng đá lớn nhỏ – tượng trưng mẹ và con, xung quanh là những tảng đá nhỏ hơn – gia súc và vật dụng. Bên cạnh có suối Tiên – được cho là nước mắt của mẹ con chảy ra. Ở Phú Yên, trên núi Tịnh Sơn vẫn còn viên đá tròn gọi là con cờ, bên cạnh là cây cổ thụ có rễ ôm chặt đá – dấu tích người bạn phản bội bị trừng phạt.
Sự tích núi Mẫu Tử không chỉ là câu chuyện giải thích hiện tượng thiên nhiên mà còn gửi gắm thông điệp về lòng hiếu thảo, tình mẫu tử sâu nặng. Qua đó, truyện cổ tích này giúp người đọc thấm thía hơn giá trị của tình cảm gia đình trong cuộc sống.
Click để xem thêm:
Tóm tắt truyện cổ tích Việt Nam - Sự tích cây nêu ngày Tết
Tóm tắt truyện cổ tích Việt Nam - Lọ nước thần
Bình Luận