Bài thơ Cánh cam lạc mẹ (Ngân Vịnh) mang đến một không gian đầy cảm xúc. Mỗi câu chữ, mỗi hình ảnh trong bài thơ như một nhịp đập của trái tim, chạm vào sâu thẳm cảm xúc người đọc về tình mẫu tử. Đây là một tác phẩm xứng đáng để chúng ta trân trọng.
Trả lời:
Cánh cam lạc mẹ
Cánh cam đi lạc mẹ
Gió xô vào vườn hoang
Giữa bao nhiêu gai góc
Lũ ve sầu kêu ran.
Chiều nhạt nắng trắng sương
Trời rộng xanh như bể
Tiếng cánh cam gọi mẹ
Khản đặc trên lối mòn.
Bọ dừa dừng nấu cơm
Cào cào ngưng giã gạo
Xén tóc thôi cắt áo
Đều bảo nhau đi tìm.
Khu vườn hoang lặng im
Bỗng râm ran khắp lối
Có điều ai cũng nói
Cánh cam về nhà tôi.
Chú ý:
– Viết đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ Cánh cam lạc mẹ (thơ 5 tiếng).
– Chú ý viết đúng những chữ các em dễ viết sai chính tả (xô vào, khản đặc, râm ran…).
– Em nhờ người thân hoặc bạn đọc, em viết và ngược lại em đọc bạn viết, kiểm tra cho nhau.
Trả lời:
Một chiếc thuyền ra đến giữa dòng sông thì bị rò. Chỉ trong nháy mắt, thuyền đã ngập nước.
Hành khách nhốn nháo, hoảng hốt, ai nấy ra sức tát nước cứu thuyền. Duy chỉ có một anh chàng vẫn thản nhiên, coi như không có chuyện gì xảy ra. Một người khách thấy vậy, không giấu nổi tức giận, bảo:
– Thuyền sắp chìm xuống đáy sông rồi, sao anh vẫn thản nhiên vậy?
Anh chàng nọ trả lời:
– Việc gì phải lo nhỉ? Thuyền này đâu có phải của tôi!
Cánh rừng mùa đông trơ trụi. Những thân cây khẳng khiu vươn nhánh cành khô xác trên nền trời xám xịt. Trong hốc cây, mấy gia đình chim họa mi, chim gõ kiến ẩn náu. Con nào con nấy gầy xơ xác, ló đầu ra nhìn trời bằng những cặp mắt ngơ ngác buồn. Bác gấu đen nằm co quắp trong hang. Hồi cuối mùa thu, bác ta to béo núng nính, lông mượt, da căng tròn như một trái sim chín, vậy mà bây giờ teo tóp, lông lởm chởm trông thật tội nghiệp.
Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực
Nguyễn Trung Trực sinh ra trong một gia đình làm nghề trên sông Vàm Cỏ. Năm 23 tuổi, ông lãnh đạo cuộc ở phủ Tây An, nay thuộc tỉnh Long An. Đội quân khởi nghĩa do ông chỉ huy đã nhiều chiến công vang dội khắp vùng Tây Nam Bộ. Bị giặc bắt và đưa ra hành hình, ông trả lời viên thống đốc Nam Kì: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây
Hoa gì đơm lửa rực h Lớn lên hạt ng đầy tr bị vàng?
Hoa nở trên mặt nước
Lại mang hạt tr mình
Hương bay qua hồ r
Lá đội đầu mướt xanh
Làm việc cho cả ba thời
Có một con ve thấy bác nông dân nọ làm việc miệt mài, từ sáng đến tối chẳng lúc nào ngơi, liền tò mò hỏi:
– Bác làm việc quần quật như thế để làm gì?
Bác nông dân đáp:
– Tôi làm cho cả ba thời nên không thể ngừng tay.
Ve nghĩ mãi không , lại hỏi:
– Thế nào là làm việc cho cả ba thời?
Bác nông dân ôn tồn giảng :
– Trước hết, tôi phải làm việc để nuôi thân. Đó là làm việc cho hiện tại. Nhà tôi còn bố mẹ . Làm việc để phụng dưỡng bố mẹ là làm vì quá khứ. Còn làm để nuôi con là dụm cho tương lai. Sau này tôi già, các con tôi lại nuôi tôi như bây giờ tôi đang phụng dưỡng cha mẹ.
Giữa cơn hoạn nạn
Một chiếc thuyền ra đến ữa òng sông thì bị ò. Chỉ trong nháy mắt, thuyền đã ngập nước.
Hành khách nhốn nháo, hoảng hốt, ai nấy ra sức tát nước, cứu thuyền. uy chỉ có một anh chàng vẫn thản nhiên, coi như không có chuyện gì xảy ra. Một người khách thấy vậy, không ấu nổi tức giận, bảo:
– Thuyền sắp chìm xuống đáy sông rồi, sao anh vẫn thản nhiên vậy?
Anh chàng nọ trả lời:
– Việc gì phải lo nhỉ? Thuyền này đâu có phải của tôi!
Cánh cam lạc mẹ gợi lên nỗi buồn xa cách trong thế giới tự nhiên. Truyện khắc họa hành trình tìm lại gia đình của chú cánh cam nhỏ. Tác phẩm giúp người đọc cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử và lòng yêu thương.
>>> Khám phá ngay nội dung này:
Bài thơ “Chiều hôm nhớ nhà” và nỗi lòng người xa xứ
Bài thơ Cao Bằng lớp 5 (Trúc Thông) và vẻ đẹp non nước
Bầm ơi (Tố Hữu) – Tiếng Việt lớp 5 và tình mẹ bất tận
Nội dung và trắc nghiệm bài thơ Hành trình của bầy ong
Bài thơ Cánh cam lạc mẹ (Ngân Vịnh) đã truyền tải một thông điệp mạnh mẽ về tình mẫu tử. Những câu thơ đơn giản nhưng lại đầy sâu sắc, khiến người đọc không thể không xúc động và trân trọng hơn tình cảm mẹ con.
Bình Luận