Đậu nành là anh dưa chuột
Dưa chuột là ruột dưa gang
Dưa gang là nàng dưa hấu
Dưa hấu là cậu lúa ngô
Lúa ngô là cô đậu nành.
Dị bản 1:
Bí ngô là cô đậu nành
Đậu nành là anh dưa chuột
Dưa chuột cậu ruột dưa gang
Dưa gang cùng hàng dưa hấu
Dưa hấu là cậu lúa ngô
Bí ngô là cô đậu nành.
Bài thơ Lúa ngô là cô đậu nành giới thiệu các loại hoa quả và mối quan hệ giữa chúng. Từ đó giúp trẻ biết thêm về lúa ngô, đậu nành, dưa chuột, dưa gang và dưa hấu. Đồng thời, bài đồng dao cũng dạy trẻ khái niệm họ hàng như cô, anh, nàng, cậu.
Thay vì để con tiếp xúc với điện thoại hay các trò chơi độc hại, thầy cô hay cha mẹ có thể sử dụng đồng dao để chơi cùng và giáo dục trẻ.
Lời bài hát:
Lúa ngô là cô đậu nành
Đậu nành là anh dưa chuột
Dưa chuột là ruột dưa gang
Dưa gang là nàng dưa hấu
Dưa hấu là cậu lúa ngô
Lúa ngô, đậu nành, dưa chuột, dưa gang
Dưa hấu, một nhà bên nhau
Sáo đen là em gà cồ
Gà cồ là cô sáo sậu
Sáo sậu là cậu chim ri
Chim ri là dì tu hú
Tu hú là cụ sáo đen
Sáo đen, gà cồ, sáo sậu, chim ri
Tu hú một nhà bên nhau.
Dù thời gian trôi qua, đồng dao Lúa ngô là cô đậu nành vẫn luôn có sức sống bền bỉ trong lòng người Việt. Không chỉ là lời hát vui đùa của trẻ nhỏ, đó còn là di sản văn hóa truyền miệng, giúp nuôi dưỡng tâm hồn và gìn giữ nét đẹp của tuổi thơ Việt Nam.
Khám phá thêm:
Ý nghĩa bài đồng dao Cho tôi đi cày trong văn hóa
Phân tích ca dao tục ngữ Con cò mà đi ăn đêm hay nhất
Bình Luận