Có hai hình thức đảo ngữ trong tiếng Việt, đó là: Đảo các thành phần của câu và các thành tố cụm từ. Dưới đây là đặc điểm của mỗi câu đảo ngữ:
Đây là hình thức đảo ngữ được sử dụng phổ biến nhất trong tiếng Việt. Vị trí các thành phần trong câu sẽ được thay đổi để khiến lời văn thu hút và ấn tượng hơn.
Ví dụ: Thay vì “Mấy nhà, chợ lác đác bên sông” thì tác giả viết “Lác đác bên sông chợ mấy nhà”. Ở đây, tính từ lác đác được đưa lên đầu câu để nhấn mạnh sự thưa thớt, vắng vẻ ở khu vực bên sông.
Biện pháp tu từ đảo các thành tố cụm từ trong câu, thường thay đổi vị trí cụm động từ, cụm danh từ, cụm tính từ. Phép tu từ này giúp người đọc/người nghe dễ hình dung ra đặc điểm, sự vật, hiện tượng,… được nói đến.
Ví dụ: Thay vì “hương hoa thơm ngát” tác giả sẽ nói “thơm ngát hương hoa”.
>>> Tìm hiểu thêm: Câu bị động tiếng Việt - Ví dụ thực tế và lưu ý khi sử dụng
Nếu muốn hiểu rõ hơn về câu đảo ngữ, các bạn học sinh có thể tham khảo một số bài tập minh họa kèm lời giải sau:
Bài 1. Câu văn nào dưới đây dùng biện pháp tu từ đảo ngữ? Giải thích cụ thể.
Trả lời: Câu văn thứ hai sử dụng biện pháp đảo ngữ, tác giả đã thay đổi vị trí vị ngữ (đã hiện ra) lên phía trên. Câu đảo ngữ này có tác dụng nhấn mạnh sự vật (bóng những nhịp cầu sắt uốn cong, vắt qua dòng sông lạnh).
Bài 2: Áp dụng biện pháp đảo ngữ cho những câu dưới đây.
Trả lời: Trắng trời, trắng núi, hoa ban nở.
Trả lời: Thân thương biết bao, dòng sông quê tôi.
Trả lời: Tấp nập trên đường, những chuyến xe qua.
Trả lời: Giữa trời khuya tĩnh mịch, vằng vặc trên sông vầng trăng sáng, thiết tha dịu dàng giọng hò mái đẩy.
>>> Tìm hiểu thêm: Cách nhận biết câu khẳng định và phủ định trong tiếng Việt
Hy vọng qua bài viết, bạn đã hiểu rõ câu đảo ngữ trong tiếng Việt và biết cách sử dụng nó linh hoạt. Đừng quên luyện tập thường xuyên để nâng cao kỹ năng ngôn ngữ của mình nhé!
Bình Luận