Câu hỏi được sử dụng phổ biến trong giao tiếp và văn viết, giúp người nói/viết khai thác thông tin hiệu quả. Để đặt câu sao cho đúng, bạn cần phải biết cấu trúc ngữ pháp tiếng Việt của câu nghi vấn:
Những câu hỏi cơ bản dùng để thu thập thông tin thường đặt đại từ nghi vấn ở đầu câu. Đại từ nghi vấn là: ai, gì, khi nào, ở đâu, bao nhiêu, tại sao,…
Ví dụ: “Ai đang nói đấy?”, “Khi nào bạn về nhà?”, “Tại sao bạn lại mắng tôi?”.
Câu hỏi thường có từ hoặc cụm từ nghi vấn đặt ở cuối câu. Một số từ/cụm từ nghi vấn được sử dụng phổ biến là: không, sao, sao thế, sao vậy, chứ, à, hả,…
Ví dụ: “Tay cậu bị sao thế?”, “Cậu thích món ăn đó sao?”, “Bạn có muốn sang nhà mình chơi không”.
Dấu chấm hỏi (?) luôn được đặt ở cuối câu nghi vấn. Dấu câu trong tiếng Việt này không chỉ dùng để nhận biết câu nghi vấn mà còn nhấn mạnh ý hỏi.
>>> Tìm hiểu thêm: Câu đảo ngữ trong tiếng Việt - Định nghĩa, đặc điểm, ví dụ
Khi đặt câu nghi vấn, bạn cần hiểu rõ một số quy tắc như sau để đảm bảo câu hỏi rõ ràng và dễ hiểu:
Câu nghi vấn nên đáp ứng các tiêu chí: ngắn gọn không quá dài dòng, súc tích nhưng có đủ ý hỏi.
Tránh đặt những câu hỏi dẫn dắt khiến người nghe cảm thấy áp lực và làm sai lệch câu trả lời. Ví dụ: Thay vì hỏi “Bạn thấy món ăn này không ngon hả?” thì thay bằng “Bạn thấy món ăn này hương vị thế nào?”.
Bạn tránh đặt nhiều ý hỏi trong một câu để người nghe có thể hiểu và trả lời trôi chảy hơn.
Câu hỏi sẽ được trả lời bằng câu khẳng định hoặc phủ định từ người đối diện.
Để giúp các bạn học sinh hiểu rõ hơn về cách đặt câu hỏi, dưới đây là một số bài tập tham khảo kèm theo đáp án chi tiết:
Bài 1. Đặt câu nghi vấn với những từ được gạch chân dưới đây:
Trả lời: Ai hăng hái và khoẻ nhất?
Trả lời: Các em thường làm gì trước khi vào giờ học?
Bài 2. Đặt câu nghi vấn không dùng để hỏi mà để:
Trả lời: Bạn làm ơn đừng nói nữa có được không?
Trả lời: Hôm qua bạn lại học bài đến khuya, phải không?
Trả lời: Hôm nay thời tiết đẹp quá, cậu nhỉ?
>>> Tìm hiểu thêm: Cách nhận biết câu khẳng định và phủ định trong tiếng Việt
Qua việc tìm hiểu cách đặt câu hỏi trong tiếng Việt, bạn đã có thêm một công cụ giao tiếp hữu ích. Hãy áp dụng linh hoạt để cuộc trò chuyện của bạn luôn suôn sẻ và hấp dẫn hơn.
Bình Luận