Trải qua bao thăng trầm lịch sử, từ khi vua Lê Thánh Tông khai phá Hương Sơn, Chùa Hương đã có 13 đời Sư tổ, hình thành nên quần thể chùa chiền, đền phủ nổi tiếng như hiện nay. Ngày nay, lễ hội Chùa Hương đã trở thành biểu tượng văn hóa tâm linh đặc sắc, thu hút hàng triệu lượt khách thập phương mỗi độ xuân về – không chỉ để ngắm cảnh mà còn để thắp hương, cầu an, cầu tài, cầu lộc.
Lễ hội kéo dài trong nhiều tháng, được xem là lễ hội có thời gian dài nhất, không khí náo nhiệt, cảnh vật hữu tình, là dịp để người người hòa mình vào thiên nhiên, kết nối tâm linh và nguồn cội. Chùa Hương, vì vậy, là “chốn thiêng Phật ngự, cảnh đẹp lòng người”, khiến ai đến một lần đều nhớ mãi không quên:
“Không đi thì nhớ thì thương
Ra đi mến cảnh Chùa Hương không về…”
Tóm tắt Truyện dân gian - Sự tích hội chùa Hương không chỉ giúp người đọc hiểu về nguồn gốc một lễ hội lớn mà còn thấm đẫm giá trị nhân văn, lòng hiếu thảo và đạo lý nhà Phật. Một truyền thuyết đẹp vẫn được lưu truyền qua bao thế hệ người Việt.
Xem bài viết liên quan:
Tóm tắt truyện dân gian - Hội chợ viếng Nam Định hay
Tóm tắt truyện dân gian Gặp cô hàng mắm tôm chợ Đồng Xuân
Bình Luận