Về đến nhà, cậu gặp lại mẹ và người chú chèo thuyền thuê. Nghe kể chuyện, người chú đưa cậu bé đi học để đổi đời. Cậu luyến tiếc hươu con nhưng cuối cùng đành rời đi, mang theo lời hẹn sẽ quay lại đón hươu sống cùng mẹ.
Thế nhưng đời không như mơ. Người chú mất tích trong một chuyến đi, mẹ cậu cũng qua đời sau đó. Cậu bé sống luôn với thầy dạy học, không còn cơ hội trở về quê. Dù trưởng thành, cậu vẫn khắc khoải nhớ về hươu – người bạn thân thiết năm xưa.
Về phần chú hươu con, nó vẫn một lòng chờ đợi. Hằng ngày, hươu ra bìa rừng ngóng trông người bạn không bao giờ trở lại. Khi đã già yếu, nó rời đàn, quay lại hang đá cũ và chết cô độc bên bìa hang.
Nhiều năm sau, cậu bé năm nào – nay đã là người đàn ông có vợ con – về quê viếng mộ mẹ và lên rừng tìm lại kỷ niệm xưa. Khi đến chỗ cái hang cũ, anh và con sững sờ thấy một loài cây lạ mọc lên, có cành giống sừng hươu, lá to như tai hươu và tỏa hương thơm dịu dàng.
Người dân kể lại rằng trước đó có một con hươu già đến và chết ngay tại chỗ đó. Anh xúc động, nhận ra chính là hươu con ngày xưa, trung thành chờ đợi cho đến tận lúc lìa đời. Trong nghẹn ngào, anh khấn xin đem giống cây về quê trồng để ghi nhớ tình bạn thiêng liêng năm ấy.
Từ đó, loài cây ấy được gọi là hoa đại – người ta tin rằng chữ “đại” bắt nguồn từ chữ “đợi”: chờ đợi mãi mãi, thủy chung không đổi.
Truyện “Sự tích hoa đại” không chỉ lý giải nguồn gốc loài hoa dân dã mà còn khắc họa sâu sắc vẻ đẹp của tình yêu bền vững. Đây là bài học nhẹ nhàng mà sâu lắng, gửi gắm thông điệp về lòng thủy chung, sự hi sinh và niềm tin trong cuộc sống.
Khám phá ngay:
Tóm tắt truyện cổ tích Việt Nam - Anh em họ Điền hay nhất
Tóm tắt truyện cổ tích Việt Nam - Sự tích ông Công ông Táo
Bình Luận