Con gà từ đó trở thành mã văn hoá gắn với tín ngưỡng tôn thờ mặt trời của cư dân trồng lúa nước, cúng gà giao thừa trở thành phong tục phổ biến trong mọi gia đình người Việt.
Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, khi nhiều người không còn làm nông nghiệp, ý nghĩa biểu tượng của gà trống dần bị lãng quên, thay vào đó là các món khác như thịt vai, chân giò chỉ mang tính hình thức mà thiếu chiều sâu văn hóa. Thậm chí, có những suy luận thiếu căn cứ như năm Tỵ thì không cúng gà vì rắn ăn gà, hay năm Dậu thì không cúng gà vì... “gà không cúng gà” – những cách hiểu sai lệch và tư biện hiện đại đã làm mai một một nghi lễ linh thiêng của dân tộc.
Cúng gà đêm giao thừa không chỉ là một nghi thức, mà còn là một nét đẹp văn hóa giàu tính biểu tượng, cần được gìn giữ và truyền lại cho thế hệ sau, như một phần hồn cốt trong phong tục truyền thống của người Việt.
Truyện Sự tích cúng gà đêm giao thừa không chỉ là lời nhắc về một nét văn hóa đẹp của người Việt, mà còn gợi nhớ đến đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Dù thời gian có trôi, tục lệ cúng gà vào đêm giao thừa vẫn luôn mang giá trị tinh thần thiêng liêng.
Tham khảo thêm:
Tóm tắt truyện cổ tích Việt Nam - Chiếc áo tàng hình hay nhất
Tóm lược nội dung truyện cổ tích Bảy giao chín quỳ
Bình Luận