Khi cô về nhà, cả họ trưởng giả kinh ngạc không nhận ra. Nghe kể chuyện, họ cũng đổ xô ra giếng mong gặp Đức Phật để xin ban phước. Họ mang theo xôi thịt, lễ vật dâng cúng. Đức Phật cũng bảo họ xuống giếng, dặn chọn hoa như cô gái. Dưới giếng có cả hoa trắng và hoa đỏ, nhưng vì ham đẹp nên ai cũng chọn hoa đỏ.
Không ngờ khi bước lên bờ, họ không đẹp ra mà ngược lại còn biến hình: mặt mũi nhăn nhúm, mọc lông lá đầy người, sau lưng có đuôi. Người trong làng nhìn thấy thì hoảng hốt, gọi là “quỷ”, rồi xông ra đánh đuổi. Cả họ trưởng giả phải hoảng hồn chạy trốn lên rừng.
Từ đó, cô gái cùng những người nghèo ở lại, hưởng hết gia sản của họ trưởng giả để lại. Còn bọn trưởng giả sống ẩn dật trong rừng, phải ăn trái cây, sống vất vưởng, rách rưới. Nhưng vì tiếc của, chúng vẫn thỉnh thoảng mò về làng vào ban đêm, ngồi trước cửa nhà cũ, kêu réo.
Người dân sợ hãi, tìm cách xua đuổi. Họ bôi mắm tôm vào cửa, nung nóng lưỡi cày đặt ở cổng. Khi bọn chúng mò về, bị dính mắm tôm hôi hám và ngồi trúng vào lưỡi cày nóng khiến chúng bỏ chạy oai oái, không dám trở lại nữa.
Về sau, người dân lên rừng đôi khi vẫn thấy bóng dáng chúng chuyền cành ẩn trốn, gọi là khỉ. Từ đó, dân gian truyền lại rằng: khỉ chính là hóa thân của đám trưởng giả tham lam, còn cái đít đỏ của khỉ là dấu tích của lần bị bỏng lưỡi cày khi bị đuổi khỏi làng.
Sự tích con khỉ không chỉ mang đến lời giải thích dân gian về loài khỉ mà còn nhắc nhở con người sống lương thiện, biết giúp đỡ người khác và tránh xa lòng tham. Đây là nét đẹp truyền thống trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam cần được lưu giữ và lan tỏa.
Click để xem thêm:
Bình Luận