logo mobile website Inminhkhoi.com

Đồng dao Con gà cục tác lá chanh có ý nghĩa gì?

An Khang - 23 Tháng 4, 2025

Đồng giao Con gà cục tác lá chanh là một trong những bài hát ru, vần vè gắn liền với ký ức tuổi thơ bao thế hệ người Việt. Không chỉ vui nhộn, dễ nhớ, bài đồng giao còn mang tính giáo dục nhẹ nhàng, giúp bé học từ ngữ, cảm nhận âm nhạc dân gian từ thuở nhỏ.

Bài đồng dao Con gà cục tác lá chanh

Con gà cục tác lá chanh,
Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi.
Con chó khóc đứng, khóc ngồi,
Bà ơi đi chợ mua tôi đồng riềng,
Con trâu nằm ngửa nằm nghiêng,
Xin chớ mua riềng, mua tỏi cho tôi

Ý nghĩa đồng dao Con gà cục tác lá chanh là gì?

Trong bài có 5 nhân vật chính:
– Con gà nhờ mua lá chanh,
– Con lợn nhờ mua hành,
– Con chó nhờ mua riềng,
– Con trâu xin không mua riềng, mua tỏi,
– Và người cuối cùng là bà – người sẽ đi chợ.

Thoạt nhìn, đây là một bài vè dí dỏm, mang tính chất đối thoại giữa người và vật. Tuy nhiên, khi ta phân tích kỹ, sẽ thấy những món đồ mà các con vật nhắc đến đều là những nguyên liệu quen thuộc trong ẩm thực, thường dùng để chế biến chính loài vật đó sau khi chúng bị giết thịt:

  • Gà đi kèm với lá chanh – món gà luộc lá chanh,
  • Lợn nấu với hành – món thịt kho, luộc, nấu canh đều dùng hành,
  • Chó đi với riềng – món giả cầy,
  • Trâu thì lại cầu xin không dùng riềng, tỏi – vì đây là những thứ hay dùng để nấu thịt trâu.
Bài đồng dao Con gà cục tác lá chanh
Bài đồng dao Con gà cục tác lá chanh

Điều này gợi mở một thông điệp ngậm ngùi nhưng sâu sắc: ngay cả khi biết số phận cuối cùng của mình, các con vật vẫn không oán trách mà sẵn lòng “góp phần” để phục vụ gia chủ, như một sự hy sinh thầm lặng, một lối sống trọn tình, trọn nghĩa đến giây phút cuối cùng.

Bài đồng dao không chỉ nói về thực phẩm hay việc đi chợ. Nó như một ẩn dụ về quy luật sinh – tử của muôn loài, đồng thời khắc họa tinh thần:

  • Sống có ích, sống vì người khác,
  • Dù biết trước kết cục, vẫn hết lòng cống hiến.

Ngay cả những loài vật – tưởng như vô tri – cũng có ý thức "hiến dâng" giá trị cuối cùng của mình cho người nuôi dưỡng. Qua đó, bài đồng dao như một lời dạy nhẹ nhàng dành cho con người:

Sống hết mình, sống tử tế, để khi lìa đời cũng không còn điều gì hối tiếc.

Những thông tin khác về bài thơ Con gà cục tác lá chanh

Bài đồng dao “Con gà cục tác lá chanh, Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi” không chỉ mang lại âm hưởng vui tươi, gần gũi mà còn ẩn chứa kinh nghiệm dân gian sâu sắc về ẩm thực của ông cha ta. Hai câu thơ này gợi nhắc một cách dí dỏm rằng: khi ăn thịt gà nên có lá chanh để tăng hương vị, còn khi ăn thịt lợn thì dưa hành (hay củ kiệu) chính là món ăn kèm không thể thiếu để làm dậy lên mùi vị đậm đà.

Chắc hẳn nhiều người đã từng thắc mắc vì sao mỗi khi ăn thịt gà luộc lại thường thấy thêm vài sợi lá chanh thái nhỏ, hay vì sao mâm cơm ngày Tết thường không thể thiếu đĩa hành muối đi cùng thịt lợn. Tất cả những điều đó đều được lý giải một cách mộc mạc qua bài đồng dao quen thuộc – một hình thức truyền dạy khéo léo, tự nhiên của cha ông ta.

Không dừng lại ở đó, bài đồng dao còn nhắc thêm những mẹo chế biến món ăn như: ăn thịt chó phải có củ giềng, ăn thịt trâu thì nên có tỏi để khử mùi và làm tăng hương vị đặc trưng. Những bí quyết này được đúc kết từ trải nghiệm lâu đời trong văn hóa ẩm thực dân gian, truyền lại qua các thế hệ.

Về hình thức trình bày trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4, ở khổ thơ thứ hai trong bài Lời mẹ hát, cụm từ “Con gà cục tác lá chanh” được đặt trong dấu ngoặc kép nhằm nhấn mạnh rằng đây là tên của một bài đồng dao quen thuộc. Việc sử dụng dấu ngoặc kép giúp người đọc dễ dàng nhận biết phần trích dẫn và tạo điểm nhấn cho nội dung quen thuộc, gợi lại những kỷ niệm tuổi thơ gắn liền với lời ru của mẹ, của bà.

Đồng giao Con gà cục tác lá chanh không chỉ là lời ca ngộ nghĩnh mà còn là cầu nối văn hóa truyền thống với trẻ thơ. Mỗi lần đọc lại, người lớn cũng như trẻ nhỏ đều cảm nhận được sự hồn nhiên, giản dị và ngọt ngào của văn hóa dân gian Việt Nam.

Đọc bài khác:

Những bài vè về an toàn giao thông dễ nhớ cho học sinh

Con kiến mày kiện củ khoai mang ý nghĩa gì sâu xa?

Bình Luận