thanh như sau:
Thứ tự bảng chữ cái: a, ă, â, b, c, d, đ, e, ê, g, h, i, k, l, m, n, o, ô, ơ, p, q, r, s, t, u, ư, v, x, y
10 số: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.
5 loại dấu thanh: Huyền ( \ ), sắc ( / ), hỏi ( ? ), ngã ( ~ ), nặng ( . )
Đây là kiến thức căn bản mà mỗi học sinh lớp 1 cần phải nắm vững trong quá trình học tập và rèn luyện.
Phát âm bảng chữ cái Tiếng Việt theo chương trình mới có một vài thay đổi so với trước đây. Dưới đây là phát âm chuẩn cho các nguyên âm, phụ âm, dấu thanh và chữ số.
Theo chương trình đổi mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có 12 nguyên âm đơn trong Tiếng Việt gồm: A, Ă, Â, E, Ê, I, O, Ô, Ơ, U, Ư, Y. Mỗi nguyên âm có thể được phát âm bằng nhiều cách khác nhau.
Bên cạnh các nguyên âm đơn, có tổng 32 nguyên âm đôi trong Tiếng Việt. Nguyên âm đôi chủ yếu được tạo bởi hai nguyên âm liền nhau trong cùng một âm tiết, khi bé phát âm thì lưỡi thường di chuyển theo để nói được âm đó chuẩn xác nhất.
Phụ âm đơn (phụ âm đầu trong Tiếng Việt) là những âm tiết được tạo thành từ một phụ âm và không kết hợp với bất kỳ phụ âm nào khác. Bao gồm: b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x.
Bên cạnh các phụ âm đơn, trong tiếng Việt còn có 10 phụ âm đôi. Phụ âm đôi chủ yếu được tạo bởi hai phụ âm liền nhau trong cùng một âm tiết, khi bé phát âm thì lưỡi thường di chuyển theo để nói được âm đó chuẩn xác nhất.
Có một phụ âm ba duy nhất trong tiếng Việt là ngh.
Có 6 loại thanh dấu được sử dụng trong tiếng Việt, trong đó bao gồm 5 thanh dấu có phát âm gồm: ( \ ), ( / ), ( ? ), ( ~ ), ( . ). Cách phát âm chuẩn như sau:
Có tất cả 10 con số trong bảng chữ cái Tiếng Việt gồm: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.
Áp dụng 5 cách dạy bảng chữ cái VN sau sẽ giúp trẻ thuộc và viết Tiếng Việt chính xác trong thời gian ngắn. Đừng gượng ép, hãy tạo hứng thú và tiếp cận tinh tế để trẻ hiểu, yêu Tiếng Việt.
Những thời điểm trong ngày khi trẻ đủ tỉnh táo và sự tập trung để tiếp nhận, ghi nhớ kiến thức gồm:
Buổi sáng khi vừa thức dậy (ưu tiên từ 7 đến 10 giờ sáng).
Buổi tối trước khi đi ngủ 1 giờ (ưu tiên từ 6 đến 8 giờ 30 tối).
Lưu ý: Thời gian học mỗi lần tối đa từ 10 – 15 phút vì trẻ nhỏ chưa thể tập trung nhiều. Để không làm ảnh hưởng đến tâm lý con, cha mẹ nên cân đối thời gian cho phù hợp.
Trẻ cần biết cách phát âm chữ cái trước khi bắt đầu học viết. Nghiên cứu của các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, vừa đọc vừa viết kích thích tư duy gấp 2 lần so với bình thường, từ đó giúp bé ghi nhớ mặt chữ tốt hơn.
Bạn hãy tìm những video về bảng chữ cái Việt Nam có giai điệu vui nhộn và hình ảnh màu sắc, sinh động trên Youtube, Tik Tok. Ca từ và giai điệu sẽ dễ đi vào nhận thức, giúp việc ghi nhớ tốt hơn bao giờ hết.
Ngoài ra, đây cũng là cách rất tốt để khơi gợi sự hứng thú và tập trung của trẻ.
Học phải đi đôi với hành, muốn con nhanh thuộc bảng chữ cái thì cha mẹ cần thường xuyên cho trẻ đọc, hát lại bảng chữ cái mọi lúc mọi nơi. Chẳng hạn như khi ngồi trên xe, khi đi chơi hoặc thậm chí là khi tắm cho bé.
Tuy nhiên, bạn không nên ép buộc, gây sức ép bắt con đọc đi đọc lại liên tục. Điều này sẽ khiến trẻ chán nản, không muốn tiếp tục học.
Đọc sách hay kể chuyện cho con không chỉ gắn kết tình cảm gia đình mà còn cung cấp kiến thức hữu ích về cuộc sống, đồng thời dạy con thông qua những chữ viết trong sách.
Khoảng thời gian trước khi đi ngủ là lúc trẻ hứng thú, dễ dàng tiếp thu kiến thức nhất. Vì vậy cha mẹ nên xây dựng thói quen đọc sách cùng con tối thiểu 20 phút mỗi ngày.
Từ 0 đến 6 tuổi là giai đoạn phát triển quan trọng của não bộ. Trong đó, 4 tuổi là thời điểm bé tiếp thu kiến thức tốt nhất. Nếu được làm quen và học bảng chữ cái trong thời điểm này, bé sẽ nhớ lâu hơn.
Cha mẹ cũng có thể dạy con sớm hơn, ở giai đoạn 2 – 3 tuổi nếu nhận thấy bé có khả năng ghi nhớ, nhận biết tốt.
>>> Tìm hiểu thêm:
Tổng hợp 50+ câu nói hay nhất về nghề giáo cao quý
Câu nói nổi tiếng của Võ Thị Sáu trước khi chết khiến lệ rơi
Bảng chữ cái tiếng Việt không chỉ là nền tảng học tập mà còn là biểu tượng của văn hóa ngôn ngữ. Hiểu đúng, nhớ lâu, và sử dụng chuẩn sẽ giúp giao tiếp tự tin, hiệu quả hơn.
Bình Luận