Thời gian trôi đi không chờ đợi ai. Trong bài thơ Thời gian, Văn Cao đã dùng những hình ảnh vừa nhẹ nhàng lại vừa sâu sắc để thể hiện những suy tư của mình về sự trôi chảy của thời gian, về những điều không thể níu giữ trong cuộc sống.
Thời gian qua kẽ tay
Làm khô những chiếc lá
Kỉ niệm trong tôi
Rơi
như tiếng sỏi
trong lòng giếng cạn
Riêng những câu thơ
còn xanh
Riêng những bài hát
còn xanh
Và đôi mắt em
như hai giếng nước.
Xuân Đinh Mão, 2/1987
Tác phẩm Thời gian là những chiêm nghiệm và suy tư của tác giả về thời gian cũng như cuộc sống con người. Nhà văn đã rất khéo léo khi kết hợp những biện pháp nghệ thuật vào trong bài. Đặc biệt hơn khi tác phẩm này được viết theo thể thơ tự do. Qua đó, gợi cho người đọc cảm giác giản dị, trầm lắng và giàu chất suy tưởng. Tất cả những yếu tố nghệ thuật kết hợp đã tạo nên những áng thơ đậm chất trữ tình.
Văn Cao (1923 – 1995) quê gốc ở Nam Định nhưng ông sinh ra và lớn lên ở thành phố Hải Phòng. Ông là một trong số những nghệ sĩ đa tài có ảnh hưởng lớn đối với nền nghệ thuật Việt Nam đương đại. Không chỉ hoạt động ở lĩnh vực thơ ca, ông còn am hiểu nhiều về âm nhạc và hội họa.
Một số tác phẩm tiêu biểu bao gồm tập thơ Lá. Ngoài ra, Văn Cao còn là tác giả của nhiều ca khúc như Tiến quân ca, Làng tôi, Trường ca sông Lô, Mùa xuân đầu tiên,…
Thời gian Văn Cao là những suy tư của tác giả về quy luật thời gian. Qua đó, thể hiện niềm tin mãnh liệt của người nghệ sĩ vào sự trường tồn nghệ thuật và tình yêu.
Bài thơ được sáng tác vào mùa xuân năm Đinh Mão (tháng 2 năm 1987). Văn Cao khi ấy đã ở độ tuổi xế chiều, ông viết bài thơ này để giãi bày tâm sự về ý nghĩa cuộc sống, nghệ thuật cũng như quan niệm tình yêu sau một chặng đường đời đã trải qua.
Đến năm 1988, tác phẩm được in trong tập thơ Lá.
Bố cục bài thơ gồm 2 phần:
Bài thơ được sáng tác theo thể thơ tự do, số câu trong mỗi đoạn có sự khác nhau. Các câu thơ trong bài gần như không theo vần thơ nào. Điều này nhằm nhấn mạnh cảm xúc của tác giả khi nhắc đến quy luật của thời gian.
Những biện pháp tu từ được Văn Cao sử dụng bao gồm:
Văn Cao dùng các biện pháp tu từ kết hợp với cách ngắt dòng, ngắt nhịp đặc biệt nhằm nhấn mạnh vấn đề thời gian đối với cuộc sống con người.
Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ là biểu cảm. Tác giả muốn bày tỏ nỗi niềm da diết của chính mình về thời gian và cuộc sống.
Tổng hợp những nội dung kiến thức trọng tâm của tác phẩm thông qua sơ đồ tư duy. Tham khảo những thông tin được tổng hợp giúp học sinh hiểu rõ về bài thơ này.
>>> Xem nội dung khác:
Phân tích tác giả, tác phẩm bài thơ Ngắm trăng (Hồ Chí Minh)
Phân tích tác giả, tác phẩm bài thơ Con cò (Chế Lan Viên)
Phân tích tác giả, tác phẩm bài thơ “Đường về quê mẹ”
Phân tích tác giả, tác phẩm bài thơ Cảnh khuya - Ngữ văn 12
Cảm nhận bài thơ Đất Vị Hoàng của Trần Tế Xương về quê hương
Với bài thơ Thời gian, Văn Cao đã cho thấy cái nhìn về sự trôi qua không ngừng của thời gian, để từ đó chúng ta có thể trân trọng và sống có ý nghĩa hơn trong từng giây phút của cuộc đời.
Address: CÔNG TY TNHH VẠN THỊNH PHÁT PQ
Phone: 0989873245
E-Mail: contact@inminhkhoi.com